Khi gặp những vấn đề về da liễu, chúng ta thường được kê các loại thuốc bôi ngoài ra. Một trong số đó là thuộc gentrisone. Vậy gentrisone là thuốc gì, có những công dụng như thế nào? Cùng frownlandinc.com tìm hiểu chi tiết trong bài viết này nhé.

I. Thuốc gentrisone là thuốc gì?

Gentrisone là thuốc thuốc bôi trị bệnh da liễu
Gentrisone là thuốc bôi ngoài da được dùng để điều trị các bệnh lý liên quan đến da liễu. Với những hoạt chất có khả năng kháng viêm nên gentrisone được các bác sĩ da liễu tin dùng để điều trị những vấn đề viêm da.
Thành phần chính của thuốc gentrisone là betamethasone dipropionate – đây là một corticosteroid có tính kháng viêm, giảm ngứa hiệu quả. Do đó mà gentrisone được dùng để điều trị những bệnh về da.
Bên cạnh đó, hoạt chất clotrimazole, gentamicin kết hợp cùng với betamethasone dipropionate còn giúp điều trị bệnh nhiễm trùng da, nhiễm nấm. Nhờ những thành phần này mà gentrisone được dùng để điều trị các vấn đề về da thường gặp như:
  • Giảm viêm, ngứa ngáy do các bệnh dị ứng, viêm da: viêm da dị ứng, bệnh vảy nến, mề đay, viêm da tiếp xúc…
  • Điều trị một số bệnh nấm trên da: nấm thân, nấm bàn chân, lang ben, nấm da…
  • Nhiễm trùng bề mặt da do các vi khuẩn nhạy cảm khác gây ra.

II. Cách dùng thuốc gentrisone hiệu quả

Thuốc Gentrisone thường được kê cho người lớn
Bản chất của gentrisone vốn là thuốc nên người bệnh không thể tùy tiện sử dụng. Do đó, việc hiểu gentrisone là thuốc gì cũng rất cần thiết. Đồng thời người bệnh cần đến bệnh viện thăm khám để được bác sĩ kê đơn thuốc cũng như hướng dẫn cách dùng an toàn, hiệu quả.
Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc gentrisone cho người lớn, còn trẻ em rất hiếm khi dùng thuốc này để điều trị. Nếu tình trạng da liễu của trẻ quá nghiêm trọng, bố mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng dùng thuốc cho bé.
Trung bình, người bệnh sẽ bôi thuốc gentrisone khoảng 2-3 lần theo chỉ định của bác sĩ. Nhiều người bệnh thường cho rằng bôi càng nhiều thuốc lên vùng da tổn thương thì sẽ nhanh chóng hồi phục. Tuy nhiên, điều này không đúng, bạn chỉ nên bôi thuốc với liều lượng vừa đủ, bởi vì gentrisone có nhiều hoạt chất mạnh, có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Để tác dụng của thuốc phát huy hiệu quả, bạn cần làm theo những bước sau đây:
  • Làm sạch, lau khô vùng da tổn thương cần bôi thuốc.
  • Thoa lớp thuốc mỏng lên vùng da có vấn đề và xung quanh khu vực vùng da đó khoảng 1-2 lần/ngày.
  • Rửa tay sau khi thoa thuốc.
Lưu ý:
  • Với những trường hợp viêm da, chàm có nhiễm trùng da thì nên kết hợp thêm thuốc kháng sinh, kháng nấm.
  • Ngoại trừ những trường hợp được bác sĩ chỉ định, người bệnh không nên bôi thuốc gentrisone trên vùng da rộng, dùng thuốc trong thời gian dài hoặc băng đắp vùng da bôi thuốc.
  • Không bôi thuốc quanh vùng mắt, mũi, miệng hay bên trong âm đạo.
  • Thoa thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ để tránh gặp tác dụng phụ cũng như lờn thuốc.

III. Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc gentrisone

Thuốc Gentrisone có thể gây ra một số tác dụng không mong muốn khi dùng
Như đã chia sẻ khi giải thích gentrisone là thuốc gì, thành phần của thuốc bôi ngoài da này chứa nhiều hoạt chất mạnh. Do đó, trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Vậy nên, bạn hãy theo dõi tình trạng da khi sử dụng gentrisone, nếu thấy dấu hiệu bất thường nào thì nhanh chóng thông báo cho bác sĩ để được xử lý kịp thời.
Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc gentrisone bao gồm:
  • Gây ngứa, bỏng rát vùng da tổn thương
  • Mỏng da, kích ứng da, sưng phồng da, phát ban, mụn nước…
  • Sự hấp thụ toàn thân có thể gây ra hội chứng Cushing, mất kali, kinh nguyệt thất thường, loãng xương, tăng đường huyết, cơ bắp yếu ớt…
Vậy nên, để hạn chế những tác dụng phụ này, người bệnh nên bôi lượng thuốc vừa đủ trên bề mặt da.

IV. Những lưu ý khi dùng thuốc gentrisone

Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ về cách dùng thuốc Gentrisone để đảm bảo hiệu quả
Không phải người bệnh nào cũng có thể sử dụng gentrisone, dưới đây là những trường hợp hạn chế sử dụng loại thuốc bôi ngoài da này.
  • Những người bệnh có tiền sử mẫn cảm với thành phần có trong thuốc hoặc với kháng sinh Aminoglycosides, Bacitracin.
  • Người bị viêm da chàm hóa vùng ống tai; các trường hợp bị giang mai, thủy đậu, lao da, ban đậu bò…
  • Trường hợp bị loét da, bệnh cước, bỏng
  • Ngoài ra, khi dùng thuốc bôi ngoài da gentrisone bạn cần lưu ý một số điều sau:
  • Khi dùng thuốc dài hạn trên những vùng da tổn thương sâu, vùng da bị gấp cong, bị băng đắp có thể gây ra độc tính toán thân.
  • Nếu dùng gentrisone cho trẻ nhỏ hoặc bôi lên vùng mặt thì chỉ dùng trong 5 ngày.
  • Hạn chế bôi thuốc gentrisone cho trẻ sơ sinh hoặc trẻ nhỏ nếu việc mang tã, đóng bỉm gây hiệu ứng như băng đắp thuốc.
  • Hiện vẫn chưa có nghiên cứu đầy đủ về việc dùng thuốc gentrisone trong thai kỳ. Do đó, chỉ nên sử dụng loại thuốc này cho phụ nữ mang thai khi lợi ích mà thuốc mang đến lớn hơn nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe thai nhi.
  • Bên cạnh đó, vẫn chưa cho việc dùng thuốc gentrisone bôi ngoài da có dẫn đến việc hấp thụ toàn thân ở nồng độ đủ để có thể phát hiện có trong sữa mẹ hay không, vì thế phụ nữ đang cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bôi thuốc.

V. Thuốc gentrisone tương tác với thuốc gì?

  • Thuốc gentrisone có thể làm thay đổi khả năng hoạt động hoặc tác dụng phụ của một số loại thuốc khác. Do đó, để tránh gặp phải tình trạng này bạn cần cho bác sĩ xem danh sách những loại thuốc mà bản thân đang sử dụng.
  • Khi hấp thụ toàn thân, thuốc gentrisone có thể gây ra tương tác với một số loại thuốc như thuốc điều trị đái tháo đường dạng uống, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống đông, thuốc kháng viêm, paracetamol…
  • Bên cạnh đó, một số tình trạng sức khỏe cũng có thể khiến người bệnh dễ gặp tác dụng phụ của thuốc như sử dụng thuốc, người cao tiểu, người bị tiểu đường…
Hy vọng với những thông tin trong bài viết này bạn đã biết được gentrisone là thuốc gì. Qua đó biết được cách sử dụng với liều lượng phù hợp để đảm bảo hiệu quả, an toàn. Tốt nhất, khi có bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến da, bạn hãy đến bệnh viện, phòng khám da liễu để được chẩn đoán và có phương pháp điều trị phù hợp.