Nhạc Jazz là dòng nhạc mang đậm tính nghệ sĩ, không phải người nghe nào cũng yêu thích, Tuy nhiên, nhạc Jazz là dòng nhạc kinh điển nhất thế giới với âm hưởng sâu lắng. Vậy nhạc Jazz là gì? Đặc điểm nổi bật của thể loại nhạc này như thế nào? Đọc bài viết dưới đây của frownlandinc.com để được giải đáp.

I. Nhạc Jazz là gì?

jazz-la-gi-1
Nhạc Jazz là dòng nhạc mang đậm tính nghệ sĩ

Nhạc Jazz là gì? Jazz là một thể loại âm nhạc có nguồn gốc từ cộng đồng người châu Phi ở Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ IXX và đầu thế kỷ XX. Jazz nổi lên như một hiện tượng ở nhiều nơi trên nước Mỹ với phong cách âm nhạc độc lập phổ biến vào thời đó; liên kết nhờ vào kết nối chung giữa âm nhạc Mỹ gốc Phi và âm nhạc Mỹ gốc châu Âu với một xu hướng thiên về biểu diễn.

Jazz có lịch sử kéo dài hơn 100 năm, từ thời kỳ ragtime tới ngày nay, và rất khó để mà có thể định nghĩa được một cách hoàn hảo. Jazz thường ứng tác, sử dụng nốt swing, nhấn lệch (syncopation) và polyrhythm (phức điệu) cũng như các khía cạnh của âm nhạc đại chúng nước Mỹ, hòa âm châu Âu và những yếu tố âm nhạc châu Phi như nốt ragtime và blue.

II. Đặc điểm nổi bật của thể loại nhạc Jazz

jazz-la-gi-2
Tác giả dòng nhạc Jazz có thể ngẫu hứng sáng tạo

1. Ngẫu hứng và nghệ sĩ

Tác giả dòng nhạc Jazz có thể ngẫu hứng sáng tạo ra chủ đề. Trong khi đó, nghệ sĩ chơi có thể ngẫu hứng ra bài hát trên nền chủ đề sẵn có theo phong cách riêng để hoàn thiện bài hát, mang đậm màu sắc của mình.

Việc sáng tác bài hát hầu hết được gắn liền với người nghệ sĩ biểu diễn. Chính vì vậy, đặc trưng của Jazz là sự ứng tấu ngẫu nhiên của những nghệ sĩ nhạc.

Nhạc Jazz giống nhạc cổ điển ở chỗ lúc bắt đầu biểu diễn sẽ thể hiện theo đúng chủ đề. Khác nhau ở điểm, nhạc cổ điển phải theo đúng quy tắc được xác lập bởi nhạc sĩ. Tuy nhiên, Jazz lại là sự ngẫu hứng của nghệ sĩ nên có khi cùng một bài nhạc nhưng màn trình diễn lại khác nhau.

2. Giai điệu Jazz mang tính đặc trưng riêng

Được xây dựng chính trên thang âm có các “blue notes”. Tức nốt ở quãng ba và nốt ở quãng bảy của thang âm sẽ bị giảm về độ cao.

Kỹ thuật sử dụng nhạc cụ được bắt đầu trực tiếp từ phong cách hát của người da đen. Những nhạc công sẽ sáng tạo ra loại kỹ thuật làm những nhạc cụ vang lên như giọng người. Cụ thể là đưa những nốt hoa mỹ, nốt hóa, nốt Blues, vibrato và glissando.

Khi thưởng thức Jazz, chúng ta sẽ luôn cảm thấy được sự mới mẻ, khác lạ về giai điệu, hòa thanh, tiết tấu cũng như cách thể hiện. Ở Jazz, giai điệu đa màu sắc, thể hiện sự tự do trong âm nhạc. Mỗi bài hát của mỗi người nghệ sĩ sẽ có màu sắc, dấu ấn riêng, không ai giống ai.

3. Tiết tấu nhạc Jazz

Nhạc Jazz có tiết tấu khác biệt hoàn toàn so với nhạc cổ điển. Tiết tấu cổ điển là dạng không đòi hỏi quá phức tạp, nghe thuận tai và phần kĩ thuật chạy ngón được chú trọng. Còn riêng tiết tấu nhạc Jazz những tiết tấu nghịch phách, đảo phách, giật lại vô cùng chú trọng. Đây chính là điểm khác biệt giúp Jazz không bị nhầm lẫn với bất cứ dòng nhạc nào.

Tiết tấu đặc thù của nhạc Jazz: Tiết nhịp 2 phách trong hành khúc nhà binh sẽ được thay thế bằng nhịp 4 phách, nhấn mạnh ở phách 2, 4 trong ô nhịp.

4. Hòa thanh trong Jazz

Hòa thành trong Jazz sẽ tạo cấu trúc, giai điệu rõ ràng và bản nhạc có màu sắc riêng. Vòng hòa thanh của Jazz phức tạp hơn rất nhiều so với quy luật cổ điển.

Hợp âm được sử dụng đặc trưng nhất của Jazz là tăng, giảm, hợp âm 7 và hợp âm thêm những âm ngoài hợp âm, ví dụ như âm 9, 11 và 13.

Hòa thanh của nhạc Jazz sẽ được chuyển liên tiếp từ ô nhịp này sang ô nhịp khác cùng với những hòa thanh khác nhau. Chính vì thế, mỗi ô nhịp được coi là một hòa thành.

Loại hòa thanh kết đặc trưng của âm nhạc Jazz đó chính là bậc II, V và I. Trong khi đó hòa thanh kết truyền thống lại là IV, V và I. Đây chính là sự khác biệt vô cùng lớn của hòa thanh Jazz so với truyền thống.

Jazz là dòng nhạc đa màu sắc nên nghệ sĩ chơi Jazz sẽ tăng, giảm hợp âm, ngẫu hứng sử dụng những vòng hòa thanh. Nhờ vậy mà sẽ đem đến cho khán giả cảm giác hay, mới lạ. Điều quan trọng nhất là vòng hòa thanh không được lạc đi quá xa so với chủ đề của bản nhạc.

5. Nhạc cụ để chơi Jazz

Các loại nhạc cụ chơi Jazz là của châu Âu và phong cách diễn tấu mang phong cách của Mỹ. Chúng bao gồm:

  • Bộ trống, những nhạc cụ gõ.
  • Saxophone, kèn trumpet, trombone, clarinette, cornet.
  • Các nhạc cụ khác: Guitar, piano, contrebass, banjo.

Phong cách thể hiện dòng nhạc Jazz giống với Blues đều bắt nguồn từ các bản hợp xướng, bài ca tôn giáo của đạo Tin Lành.

III. Sự phát triển của Jazz trên thế giới và ở Việt Nam

jazz-la-gi-3
Sự phát triển của Jazz trên thế giới

1. Nhạc Jazz với nền âm nhạc thế giới

Dòng nhạc Jazz được coi là thể loại nhạc đa sắc tộc. Thể loại nhạc giúp xóa bỏ phần nào ranh giới sự phân biệt chủng tộc và góp phần làm thay đổi tích cực cho xã hội.

Cho đến hiện nay, người da trắng yêu thích và chơi Jazz rất nhiều. Nghệ sĩ da trắng chơi nhạc Jazz lớn nhất ở Mỹ là John McLaughlin. Ông vừa kết hợp với Miles Davis vừa chơi cùng với những nhóm nhạc Ấn Độ và tham gia biểu diễn ở Nhật.

2. Nhạc Jazz trong nền âm nhạc Việt

Nhạc Jazz bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam vào những năm 50 – 60 của thế kỷ trước, thời kì Pháp thuộc. Đầu tiên, Jazz được chơi bởi những nhạc công ở miền Bắc. Nhưng phong trào nhạc Jazz vẫn còn chưa phát triển, chỉ đến khi du nhập vào miền Nam nước ta cùng với quân đội Mỹ, Jazz mới được biết đến nhiều hơn.

Khoảng từ năm 1989, nhiều band nhạc Jazz từ Pháp sang giao lưu văn hóa Việt Nam. Họ biểu diễn và tổ chức hội thảo, các buổi dạy về nhạc Jazz. Khi trở về nước, họ gửi các tài liệu về dòng nhạc này cho Nhạc viện Hà Nội (Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam).

Đến đầu năm 1990, Nhạc viện Hà Nội đã quyết định đưa đào tạo nhạc Jazz vào thử nghiệm.

Cho đến những năm 1996 – 2000, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội (Đại học văn hóa nghệ thuật quân đội) đã góp phần không nhỏ vào việc thúc đẩy sự phát triển của nhạc Jazz. Đưa dòng nhạc này tiếp cận với lớp nghệ sĩ trẻ, được đào tạo bài bản dưới sự dẫn dắt của những nghệ sĩ đầu tiên được tiếp xúc với nhạc Jazz.

IV. Kết luận

Với những thông tin mà chuyên mục âm nhạc chia sẻ hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về thể loại nhạc Jazz là gì? Thường xuyên truy cập website để cập nhật thêm nhiều tin tức mới nhất nhé.