Kinh tế là một ngành học không quá xa lạ đối với chúng ta hiện nay nhất là trong thời kỳ nền kinh tế đang ngày một phát triển và đổi mới. Vì thế đây là cũng một ngành nghề luôn “hot” mỗi mùa  tuyển sinh. Đối với những bạn lựa chọn ngành kinh tế để học thì các bạn đã biết học kinh tế ra làm gì chưa? Để giải đáp thắc mắc này hãy cùng frownlandinc tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

I. Một vài nét về ngành kinh tế

Kinh tế là một ngành tiềm lực trong sự phát triển của thế giới hiện nay vì thế ngành kinh tế học là một trong những ngành học luôn thu hút các bạn thí sinh với định hướng tương lai.

Kinh tế là ngành có cơ hội việc làm rất rộng mở!
Bên cạnh đó ngành kinh tế cũng là một ngành học rất gần gũi với chúng ta nên rất dễ hình dung học kinh tế là học gì, để làm gì?…
Đối với ngành kinh tế bạn sẽ được học những kiến thức chuyên sâu liên quan đến hoạt động sản xuất, phân phối và tiêu thụ hàng hóa,..và những kiến thức có thể giúp bạn áp dụng đến đời sống thực tế hoặc giúp bạn làm việc ở nhiều môi trường khác nhau.
Và vì sự đổi mới và phát triển nên ngành kinh tế luôn có một môi trường làm việc rất rộng mở và luôn thu hút nhân sự. Bên cạnh đó bạn cũng có thể phát triển ở nhiều lĩnh vực thuộc ngành kinh tế như Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng, Kế toán – Kiểm toán,…

II. Top 7 công việc ngành kinh tế phổ biến

Học kinh tế ra làm gì là một câu hỏi được rất nhiều bạn thắc mắc khi mơ hồ về ngành kinh tế mà bạn đang theo học hoặc định hướng lựa chọn cho tương lai. Vậy hãy cùng xem xu hướng thị trường với 7 vị trí công việc sau khi học kinh tế phổ biến hiện nay nhé!

1. Kinh doanh nghiên cứu thị trường

Có lẽ khi nhắc đến kinh tế ra trường làm gì chúng ta thường nghĩ đến vị trí công việc nhân viên kinh doanh. Đây cũng là vị trí công việc được rất nhiều bạn lựa chọn sau khi ra trường. Nhân viên kinh doanh hay nghiên cứu thị trường là một vị trí quan trọng của các công ty hay doanh nghiệp với nhiệm vụ xây dựng các chiến lược kinh doanh, thúc đẩy doanh số của công ty hay xây dựng mối quan hệ với khách hàng,…

Nhân viên kinh doanh là một công việc phổ biến hiện nay!
Có thể nói đây là một đầu mối quan trọng trong sự phát triển của công ty hay doanh nghiệp. Vì vậy đãi ngộ tại một số công ty hay doanh nghiệp với vị trí này rất lớn, bạn có thể nhận được lương trên 1000$ cho vị trí này nếu bạn có đủ năng lực.

2. Nhân viên ngân hàng

Nhân viên ngân hàng với mức lương hấp dẫn!
Với ngành học tài chính – ngân hàng thì lựa chọn làm việc tại ngân hàng là một lựa chọn phổ biến của nhiều bạn sau khi ra trường. Tại ngân hàng bạn có thể đảm nhiệm nhiều công việc hay vị trí khác nhau như:
  • Hoạch định tài chính
  • Phân tích rủi ro
  • Phân tích dữ liệu và cố vấn
  • Quảng cáo và cung cấp các dịch vụ của ngân hàng
  • Kiểm soát tài chính,…
Và chế độ đãi ngộ tại ngân hàng cũng rất tốt nếu bạn mới ra trường bạn có thể offer được với mức lương trên 15 triệu đồng và sẽ khác nhau ở từng vị trí.

3. Tư vấn tài chính, kinh tế

Tư vấn tài chính hay kinh tế là một vị trí công việc quan trọng ở mỗi doanh nghiệp hay công ty vì đây là những người định hướng đến sự thành hay bại với công ty, doanh nghiệp. Với vị trí này bạn có thể làm ở các công ty hay doanh nghiệp với quy mô lớn nhỏ khác nhau hoặc có thể làm cho một cá nhân nào đó.

Tư vấn tài chính kinh tế là một công việc luôn thu hút nhân sự!
Những người làm công việc thường cần phải có kiến thức chuyên môn sâu về kinh tế cũng như có kỹ năng phân tích, quyết đoán và tư duy linh hoạt. Bên cạnh đó cũng cần có kỹ năng mềm vì bạn sẽ phải thường xuyên làm việc với khách hàng,..
Công việc này có mức lương rất hấp dẫn nếu bạn tư vấn kinh tế, tài chính chi tiết và tốt mức lương dành cho người mới ra trường là trên 10 triệu đồng.

4. Kế toán – Kiểm toán

Kế toán là một công việc luôn cần nhân lực!
Kế toán hay kiểm toán có lẽ là một vị trí không có gì xa lạ với nhiều bạn hiện nay. Và đây cũng là một vị trí công việc có môi trường rộng mở khi mà hiện nay các công ty hay doanh nghiệp đều cần đến kế toán, kiểm toán. 
Công việc này đòi hỏi bạn cần phải có kỹ năng phân tích dữ liệu tốt, khả năng tính toán nhạy bén và kiến thức về kinh tế,..Với công việc này bạn có thể có mức lương rơi từ 7-10 triệu/ tháng với vị trí chưa cần kinh nghiệm và mới ra trường.

5. Phân tích, thẩm định rủi ro

Vị trí quan trọng của mỗi doanh nghiệp

Chuyên viên phân tích thẩm định rủi ro chính là những người chịu trách nhiệm về kết quả tài chính của công ty, doanh nghiệp hay đưa ra những lời khuyên về tác động tài chính trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp đó. Công việc này đòi hỏi có nhiều kiến thức sâu rộng trong lĩnh vực kinh tế cũng như có sự tư duy nhạy bén, khả năng tính toán phân tích dữ liệu chính xác, sự tỉ mỉ,… Vậy nên công việc này bạn có thể nhận được một đãi ngộ cực tốt, mới ra trường có thể nhận được offer lên tới 1000$.

6. Vị trí thuộc lĩnh vực công

Bạn có thể làm quản lý tài chính ở các đơn vị nhà nước!
Sau khi học ngành kinh tế bạn có thể lựa chọn các công việc thuộc lĩnh vực công hay làm việc cho nhà nước. Bạn có thể đảm nhiệm vai trò phân tích rủi ro, phân tích giá cả, cố vấn tài chính và hoạch định kinh tế liên quan đến các ngành nghề khác có liên quan đến chi tiêu công như y tế, thương mại, thuế, môi trường,…
Và hiện nay vì sự ảnh hưởng của dịch Covid mà nhu cầu làm việc tại các lĩnh vực công rất lớn vậy nên đây có thể là một lựa chọn tốt với bạn đấy!

7. Một số vị trí công việc khác

Bạn có thể giảng dạy kinh tế tại trường đại học!
Ngoài một số công việc trên thì học kinh tế ra làm gì? Hiện nay nếu bạn không muốn làm ở các vị trí công việc trên bạn có thể tham gia một số vị trí công việc trong ngành kinh tế khác như:
  • Nhân viên tư vấn, thẩm định phân tích chứng khoán
  • Nhà đầu tư
  • Marketing
  • Khởi nghiệp kinh doanh riêng
  • Nhân viên đối ngoại
  • Nghiên cứu giảng dạy về kinh tế ở các trường đại học,..

III. Trường đào tạo ngành kinh tế chất lượng

Đại học Ngoại Thương – một trong những môi trường đào tạo kinh tế chất lượng!
Sau khi bạn đã xác định được sau khi học kinh tế ra làm gì thì có lẽ tìm một môi trường đào tạo chất lượng là định hướng mà bạn thắc mắc. Dưới đây là những cơ sở đào tạo kinh tế chất lượng uy tín được nhiều đa số sinh viên theo học:
  • Đại học Ngoại Thương
  • Đại học Kinh tế Quốc dân
  • Học viện Ngân Hàng
  • Đại học Kinh tế TP.HCM
  • Đại học Thương Mại
  • Đại học Tài chính – Ngân hàng
  • RMIT
  • Đại học FPT,…

IV. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những thông tin về học kinh tế ra làm gì được rất nhiều bạn thí sinh thắc mắc khi lựa chọn ngành học cho tương lai. Và kinh tế cũng là ngành học với môi trường làm việc luôn rộng mở và luôn cần nhân lực. Vì vậy còn chần chừ gì mà không lựa chọn kinh tế là ngành học cho tương lai. Chúc các bạn có hướng đi đúng đắn nhé!