Bấm lỗ tai là một phương thức làm đẹp đã có từ rất lâu và được giới trẻ rất ưa chuộng. Nhiều người chưa bấm lỗ tai rất băn khoăn liệu bấm lỗ tai xong bạn có bị sưng hay mưng mủ hay không? Vậy dưới đây là những lưu ý khi bấm lỗ tai mà nhiều bạn chưa biết? Cùng theo dõi bài viết bấm lỗ tai kiêng gì nhé!

I. Bấm lỗ tai bao lâu thì lành?

Bấm lỗ tai là một phương thức làm đẹp phổ biến hiện nay và nhiều người chưa bấm lỗ tai sẽ băn khoăn bấm lỗ tai bao lâu thì lành? Theo như nghiên cứu của frownlandinc thì vết bấm lỗ tai với thời gian lành tùy thuộc vào độ tuổi của chúng ta.

Thời gian lành vết bấm phụ thuộc vào từng độ tuổi!
Với trẻ em khi bấm lỗ tai thì vết thương rất nhanh lành vì lúc này biểu bì phát triển nhanh và đây chính là nguyên nhân mà người lớn hay bấm lỗ tai trước cho các bé. Thường thì thời gian chỉ mất khoảng 1 đến 2 tuần.
Còn với người lớn vết bấm lỗ tai sẽ mất khoảng từ 6 tuần đến 5 tháng nếu ở vị trí sụn và mất từ 1 đến 2 tháng để vị trí thịt lành hoàn toàn. Và thời gian nhanh hay chậm tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người cũng như cách bạn ăn uống kiêng khem. Vậy sau khi bấm lỗ tai kiêng gì?

II. Sau khi bấm lỗ tai thì kiêng gì?

Rất nhiều bạn trẻ hiện nay không lưu ý đến việc kiêng khem sau khi bấm lỗ tai khiến vết bấm bị tình trạng nhiễm trùng, mưng mủ, chảy máu,..rất nguy hiểm cho tai thậm chí nếu để nặng bạn có thể bị ảnh hưởng đến vỏ não các dây thần kinh xung quanh tai. Vậy dưới đây là những thực phẩm nên kiêng sau khi bấm lỗ tai:

1. Gạo nếp

Gạo nếp là thức ăn cực độc với vết thương hở hay vết bấm lỗ tai!

Gạo nếp hay đồ nếp là thực phẩm đầu tiên mà sau khi bấm lỗ tai hay xỏ khuyên bạn không nên ăn. Vì đây là một thực phẩm đại kỵ dành cho vết thương hở, nó sẽ gây ra tình trạng mưng mủ. Và đây có thể là nguyên nhân gây ra sẹo và làm lỗ bấm to hơn. Nguy hơn có thể gây áp xe ở vết bấm.

2. Rau muống

Trong rau muống chứa hàm lượng chất Madecassol thúc đẩy phát triển da và mô. Vì thế nếu bấm lỗ tai mà ăn rau muống sẽ gây sẹo rất dễ mất thẩm mỹ cho tai.

3. Hải sản

Hải sản hay đặc biệt là Tôm, mực, cua, ghẹ rất dễ bị dị ứng nếu bạn ăn sau khi bấm lỗ tai. Nó sẽ tạo cho bạn những cảm giác ngứa rất khó chịu ở vết bấm và vì thế sẽ làm vết bấm lỗ tai của bạn lâu lành hơn.

4. Thịt gà

Bạn không nên ăn thịt gà sau khi mới bấm lỗ tai!

Thịt gà không tốt với các vết thương hở vì khi với vết thương này ăn thịt gà sẽ bạn cảm thấy ngứa gây cảm giác khó chịu ở vết bấm. Vậy nên hãy để vết bấm lỗ tai lành hẳn rồi hãy ăn thịt gà nhé!

5. Thịt bò

Thịt bò là một loại thực phẩm rất tốt và nhiều dinh dưỡng nhưng nó lại không tốt với vết mổ hay vết thương hở. Nếu bạn ăn thịt bò sau khi bấm lỗ tai vết bấm của bạn sẽ đậm màu gây mất thẩm mỹ.

6. Trứng

Trứng là một thực phẩm mà bạn nên kiêng sau khi mới bấm lỗ tai khi vết bấm còn chưa lành. Trong lòng trắng trứng có chất làm quá trình hồi phục vết thương chậm hơn và khiến vết bấm của bạn dễ trở thành sẹo hơn vì nó làm tăng khả năng bưng mủ cho vết thương. Và nếu bạn muốn ăn trứng thì có thể ăn lòng đỏ không nhé!

7. Chất kích thích

Rượu bia ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hồi phục vết bấm vì nó tác động đến quá trình hấp thu dinh dưỡng cần thiết sau khi bấm lỗ tai. Nó làm tổn thương các tế bào lót dạ dày và ruột ngăn không cho chất dinh dưỡng được đưa qua máu đến vết thương.
Bên cạnh đó caffeine cản trở quá trình hồi phục tự nhiên của da nó làm hỏng tính toàn vẹn của da bằng cách hút nước ra khỏi cơ thể từ đó da của bạn ở vết bấm lâu phục hồi hơn.

III. Bấm lỗ tai ăn gì mau lành?

Bên cạnh vấn đề bấm lỗ tai kiêng gì thì bạn cũng nên chú ý đến những thực phẩm giúp làm lành vết bấm nhanh hơn cũng như hạn chế nhiễm trùng, dưới đây là những thực phẩm mà bạn nên ăn:

Nên bổ xung chất xơ từ rau củ sau khi mới bấm lỗ tai!
  • Rau, củ quả: Thay vì bổ xung những chất kể trên thì bạn có thể nạp thêm rau xanh hay các loại củ để giúp vết thương nhanh lành và còn tăng cường sức khỏe.
  • Trái cây: Các loại trái cây đặc biệt là cam, quýt, chanh,…giúp bạn tăng cường sức đề kháng và cũng như hạn chế vết thương bị nhiễm trùng.
  • Một số thực phẩm như lươn, cá hồi, tép,…để bổ sung chất dinh dưỡng mà không ảnh hưởng đến quá trình lành vết bấm lỗ tai. 

Cách vệ sinh vết bấm sau khi bấm lỗ tai đúng cách

Cần vệ sinh vết bấm lỗ tai đúng cách!

Quá trình vệ sinh vết bấm sau khi bấm rất quan trọng vì nếu bạn không vệ sinh đúng cách thì vết bấm của bạn sẽ bị nhiễm trùng và rất khó xử lý sau đó, vì thế dưới đây là cách vệ sinh sau khi bấm lỗ tai:

Bước 1: Vệ sinh tay trước khi sát khuẩn cho vết bấm

Chúng ta nên làm sạch tay trước khi đụng đến vết bấm vì vi khuẩn ở tay có thể gây nhiễm trùng cho vết bấm mà bạn không để ý đến.

Bước 2: Rửa vết bấm bằng nước muối sinh lý 

Bạn lấy nước muối sinh lý thấm lên cây tăm bông rồi nhẹ nhàng lau sạch xung quanh và không lau trực tiếp lên vết bấm nhé!

Bước 3: Dùng cồn đỏ để sát khuẩn vết bấm

Khi vết bấm chưa lành bạn nên sử dụng cồn sát khuẩn để vệ sinh lỗ bấm trước và sau vị trí xỏ.

IV. Những biểu hiện nguy hiểm sau khi bấm lỗ tai

Tụ máu hay mủ là một biểu hiện nguy hiểm sau khi bấm lỗ tai!
Sau khi bấm lỗ tai có nhiều bạn bị nhiễm trùng hay mưng mủ nguy hiểm hơn là áp xe chỗ vết bấm, vậy bạn cần chú ý đến một số dấu hiệu dưới đây để đến bác sĩ luôn nhé!
  • Chảy máu: Thông thường sau khi bấm lỗ tai bạn sẽ không xuất hiện tình trạng chảy máu ở vết bấm vì vậy nếu bạn thấy tai mình chảy máu thì nên gặp bác sĩ ngay.
  • Đau nhức xung quanh vết bấm: Nếu bạn thấy có cảm giác đau và nhức xuất hiện đôi khi có cơn giật ở tai và mặt thì nên chú ý nhé!
  • Sưng viêm kéo dài: Đây là tình trạng cảnh báo vết thương gặp vấn đề và nếu bạn để sưng viêm nặng thì tai bạn có thể bị hoại tử đấy!

V. Lời kết

Trên đây là toàn bộ những mẹo giúp bạn làm lành vết bấm lỗ tai nhanh hơn hay bấm lỗ tai kiêng gì? Bấm lỗ tai là một hình thức làm đẹp đơn giản và phổ biến. Vì vậy sau khi bấm lỗ tai không nên chủ quan đâu nhé! Hy vọng đây sẽ là những kiến thức hữu ích đến bạn. Cảm ơn các bạn đã đón đọc. Nếu có thắc mắc gì hãy để lại bình luận cho chúng tôi biết nhé!