Trước đây, bệnh hậu bối thường gặp ở những người vệ sinh kém, ăn uống không đảm bảo vệ sinh; hiện nay bệnh thường gặp ở những người mắc bệnh lý nền như tiểu đường, suy tim… Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh có thể gây ra những ảnh hưởng đến cuộc sống, sức khỏe của người bệnh. Vậy bệnh hậu bối là gì? Cùng frownlandinc.com giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

I. Bệnh hậu bối là bệnh gì?

Bệnh hậu bối do những nhóm nhọt đỏ sưng tây gây ra
Bệnh hậu bối là tình trạng gây ra bởi nhóm nhọt sưng đỏ, nóng rát và đau ở các vị trí như cổ, lưng, đầu, mặt, mông và chân tay. Nhóm nhọt này được gắn kết với nhau ở dưới da, chứa mủ và có thể gây hoại tử phần mềm dưới da.
Tại Việt Nam, bệnh hậu bối còn được gọi là “nhọt gương sen” do những tổn thương mà bệnh gây ra khi vỡ mủ có hình lỗ giống như gương sen khi đã lấy hết hạt sen. Tình trạng này có thể gây ra sẹo vĩnh viễn và có thể lây sang những bộ phận khác trên cơ thể hoặc cho người khác.

II. Nguyên nhân gây ra bệnh hậu bối

Theo nhận định của các chuyên gia sức khỏe, bệnh hậu bối phát triển khi vi khuẩn Staphylococcus aureus xâm nhập vào nang lông. Vi khuẩn này thường sống ký sinh trên da, đặc biệt là những vùng nang lông nếp gấp như mông, mũi, má… Khi nang lông bị tổn thương kết hợp tình trạng miễn dịch kém, bị tiểu đường… thì vi khuẩn này sẽ phát triển nhanh chóng và gây bệnh.
Những người có vùng da bị tổn thương, da chết sẽ khiến loại vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể dễ dàng và gây ra tình trạng nhiễm trùng hậu bối.
Bên cạnh đó, những bộ phận ẩm ướt trên cơ thể như mũi, đùi, nách… dễ bị nhiễm trùng hơn so với những khu vực khác do vi khuẩn Staphylococcus aureus có xu hướng phát triển nhanh và mạnh ở các khu vực này.
Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh hậu bối là gì? Đó là vệ sinh cá nhân kém, không sạch sẽ; người bệnh mắc đái tháo đường; người mắc bệnh thân, bệnh gan; người cao tuổi; có có hệ miễn dịch kém; hành động cao râu hoặc những hoạt động khiến da dễ bị tổn thương.

III. Triệu chứng bệnh hậu bối như thế nào?

Bệnh hậu bối gây ra tình trạng ngứa ngáy, đau rát
Những triệu chứng điển hình nhất của bệnh hậu bối là xuất hiện khối u đỏ, kích ứng ở dưới da khi chạm vào sẽ gây đau đớn. Những mảng đỏ thường có đường kích khác nhau, dao động từ khoảng 5cm đến 10cm, kèm theo mủ. Các khu vực lân cận cũng có thể xuất hiện tình trạng sưng tấy.
Ngoài ra, bệnh hậu bối còn một số triệu chứng khác như đau nhức cơ thể, sốt, cơ thể mệt mỏi, da bị bong tróc, ngứa ngáy, sưng tấy…
Bạn có thể tự điều trị với trường hợp hậu bối nhỏ. Tuy nhiên, bạn nên đến gặp bác sĩ nếu có nhiều hơn một hậu bối, hoặc hậu bối có những biểu hiện như đường kính lớn hơn 5cm, tái phát, không thể chữa lành trong khoảng 2 tuần, mọc trên mặt, gây đau đớn…

IV. Bệnh hậu bối có nguy hiểm không?

Bệnh hậu bối có thể để lại sẹo vĩnh viễn và một số biến chứng nguy hiểm khác
Như đã đề cập khi giải thích hậu bối là gì, đây là căn bệnh không thể tự khỏi mà cần đến sự can thiệp của bác sĩ. Bởi vì bệnh hậu bối không giống với những nốt nhọt khác, nó đòi hỏi người bệnh phải phẫu thuật để lấy tổ chức hoại tử dưới da.
Vậy nên, khi xuất hiện những triệu chứng của hậu bối, đặc biệt là người có bệnh lý nền, hệ miễn dịch kém thì cần đến cơ sở y tế để thăm khám và điều trị kịp thời tránh để tình trạng bệnh nặng. Nếu để lâu ngày không điều trị, bệnh hậu bối có thể gây ra nhiễm khuẩn, thậm chí là tử vong.
Người bệnh cần cảnh giác với những biến chứng của bệnh hậu bối như sau:
  • Nhiễm trùng huyết, đặc biệt ở người sức đề kháng kém suy dinh dưỡng. Đây là tình trạng cấp cứu y tế, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ tử vong. Những biểu hiện của nhiễm trùng huyết gồm có nhịp tim đập nhanh, sốt cao…
  • Nhọt mọc ở môi trên, má có thể dẫn đến tình trạng viêm tịch mạc xoang hoang, nhiễm trùng huyết.
  • Bệnh hậu bối do vi khuẩn Staphylococcus aureus gây ra nên cần điều trị bằng kháng sinh theo sự chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Vi khuẩn từ các mụn nhọt có thể xâm vào máu gây nhiễm trùng các bộ phận liên quan như xương, tim, phổi, hệ thần kinh…

V. Phương pháp điều trị bệnh hậu bối

Người bệnh nên thực hiện đúng phác đồ điều trị theo chỉ định của bác sĩ
  • Bệnh hậu bối có thể để lại những biến chứng nguy hiểm về sức khỏe, vì thế người bệnh cần thực hiện đúng hướng dẫn, phương pháp điều trị từ bác sĩ. Một trong những nguyên tắc chính là không sờ, bóp hay nặn mụn nhọt, điều này có thể làm tăng nguy cơ bị biến chứng và để lại sẹo nghiêm trọng.
  • Bệnh không tự khỏi nếu người bệnh tự điều trị tại nhà mà cần đến biện pháp điều trị chuyên sâu. Những phương pháp điều trị bệnh hậu bối có thể được áp dụng, đó là:
  • Sử dụng thuốc kháng sinh dạng uống hoặc dạng bôi
  • Với những hậu bối có kích thước sâu hoặc lớn sẽ được chỉ định phẫu thuật.
  • Vậy nên, nếu biểu hiện nghi ngờ bệnh hậu bối, bạn hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Ngoài ra, người bị bệnh hậu bối cũng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Vệ sinh đồ dùng cá nhân, chăn ga và không dùng chung quần áo, vật dụng cá nhân với người khác.
  • Giữ cho da sạch bằng các loại xà bông có khả năng kháng khuẩn.
  • Cần rửa tay sạch sẽ sau khi chạm vào vùng mụn nhọt hậu bối.
  • Tắm rửa thường xuyên để da không có vi khuẩn.
  • Không nên nặn mụn nhọt hay chà xát vùng da có mụn nhọt.
Trên đây là những thông tin giúp bạn hiểu rõ hơn bệnh hậu bối là gì cũng như mức độ nguy hiểm của nó đối với sức khỏe như thế nào. Đừng quên theo dõi những bài viết tiếp theo của chúng tôi để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về sức khỏe nhé. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến bài viết.